Khu vực chế biến món ăn của một nhà hàng đạt chuẩn không chỉ là nơi hội tụ những đầu bếp tinh hoa nhất mà còn phải là nơi có đầy đủ những thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác chế biến và nấu nướng tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ được Trần Gia Phát điểm tên những thiết bị và công cụ thuộc danh sách đồ dùng bếp nhà hàng mà bất kì cơ sở ẩm thực chuyên nghiệp nào cũng cần phải có.
1. Đồ dùng bếp nhà hàng
Đồ dùng bếp nhà hàng là các thiết bị công cụ làm lạnh, lưu trữ, chế biến phục vụ cho quá trình làm nên những món ăn trong một nhà hàng hoặc cơ sở ẩm thực chuyên nghiệp.

2. Vai trò của đồ dùng bếp nhà hàng
Vai trò đồ dùng bếp nhà hàng
Một trong những yếu tố mang lại danh tiếng và uy tín cho thương hiệu nhà hàng đó là độ chất lượng của một khu bếp sạch sẽ, đầy đủ các dụng cụ và thiết bị đạt tiêu chuẩn.
Đồ dùng bếp nhà hàng có vai trò phục vụ cho quá trình chế biến món ăn. Dụng cụ bếp càng hiện đại và tiện nghi thì chất lượng món ăn cũng theo đó được đánh giá cao hơn trong tâm trí khách hàng.
3. Danh sách đồ dùng bếp nhà hàng bạn phải có
Một căn bếp đạt chuẩn nhà hàng cao cấp cần có đầy đủ những thiết bị và dụng cụ thuộc danh sách đồ dùng bếp nhà hàng như sau:
3.1. Thiết bị bếp công nghiệp
Thiết bị bếp công nghiệp
– Trong ngành nhà hàng, đặc biệt là đối với các nhà hàng lớn phục vụ hàng ngàn suất ăn hàng ngày, sự hiệu quả và an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà hàng cần sử dụng các thiết bị bếp công nghiệp hiện đại – top những đồ dùng bếp nhà hàng không thể thiếu nhằm giúp phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo chất lượng thực phẩm.
– Bếp Á công nghiệp: Đối với các món ẩm thực Á như món xào, hầm, và nấu canh, bếp Á công nghiệp là một phần quan trọng của khu vực bếp. Với ngọn lửa mạnh mẽ, bếp này giúp thực phẩm chín nhanh và đều. Chúng thường được thiết kế với vòi rửa và hệ thống thoát nước để vệ sinh thuận tiện.
Bếp u công nghiệp: Đối với các món ẩm thực kiểu u như soup, bít tết, áp chảo, và canh, bếp u công nghiệp là một lựa chọn tốt. Một số loại bếp u còn kết hợp với lò nướng, giúp đầu bếp linh hoạt trong việc chuẩn bị các món ăn phức tạp.
– Tủ hấp công nghiệp: Các nhà hàng thường sử dụng tủ hấp đa năng để nấu cơm, hấp thực phẩm, và nấu bánh. Việc hấp bằng tủ này đảm bảo thực phẩm chín đều và giữ được dưỡng chất cần thiết. Có các loại tủ hấp công nghiệp sử dụng ga hoặc điện, tùy thuộc vào nhu cầu của nhà hàng.
Tìm hiểu thêm về giá thành bếp công nghiệp tại Trần Gia Phát
3.2. Tủ lạnh công nghiệp

– Tủ đông lạnh công nghiệp cũng là một trong những thiết bị đứng đầu danh sách đồ dùng bếp nhà hàng. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại tủ lạnh công nghiệp được thiết kế hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà hàng. Các loại tủ lạnh công nghiệp chủ yếu bao gồm:
– Tủ Đông Công Nghiệp: Loại này thường được sử dụng để bảo quản thịt, cá, và hải sản. Với nhiệt độ duy trì từ -18°C đến 0°C, tủ đông giúp ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn và duy trì độ tươi ngon của thực phẩm đông lạnh.
Tủ Mát Công Nghiệp: Tủ mát là lựa chọn lý tưởng để bảo quản rau củ, đồ hộp, và nước ngọt. Nhiệt độ thường được duy trì trong khoảng từ 0°C đến 10°C, giúp ngăn chặn sự biến đổi nhanh chóng của thực phẩm và đảm bảo chúng luôn tươi ngon.
– Tủ Lạnh Công Nghiệp: Đây là một loại tủ lạnh đa năng có cả ngăn đông và ngăn mát. Thiết bị này cho phép bảo quản nhiều loại thực phẩm khác nhau, từ thịt và cá đến rau củ và đồ hộp. Bằng cách kết hợp cả hai chức năng trong một thiết bị, tủ lạnh công nghiệp giúp tiết kiệm không gian trong khu vực bếp và tối ưu hóa quy trình bảo quản thực phẩm
3.3. Chậu rửa inox công nghiệp
Chậu rửa công nghiệp
Cấu trúc của một bồn rửa vệ sinh công nghiệp bao gồm:
– Đường nước vào: Điều này cho phép dễ dàng cung cấp nước sạch đến chậu rửa để tiến hành các công việc vệ sinh và sơ chế.
– Vòi nước: Vòi nước được thiết kế để cung cấp nước dưới áp lực, giúp việc rửa sạch thực phẩm và dụng cụ trở nên hiệu quả hơn. Ngoài ra, vòi nước cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ nước để phù hợp với từng công việc.
– Ống thoát nước ra: Đây là phần quan trọng để loại bỏ nước dư thừa và chất cặn bã nhưng đảm bảo không để chúng tạo ra môi trường ẩm ướt và dơ bẩn trong khu vực làm việc.
– Chậu rửa công nghiệp thường được làm bằng inox không gỉ. Vật liệu này được chọn vì khả năng chống ăn mòn và dễ vệ sinh, đặc biệt là khi tiếp xúc thường xuyên với nước. Bằng cách giữ chậu rửa sạch sẽ, nhà bếp có thể đảm bảo an toàn thực phẩm và tạo ra các món ăn ngon, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh cao cấp.
Tìm hiểu thêm giá chậu rửa công nghiệp tại cửa hàng Trần Gia Phát
3.4. Bàn sơ chế
Bàn sơ chế là thiết bị đi đôi với chậu rửa. Loại thiết bị này được dùng để sơ chế thực phẩm và để gia vị cùng dụng cụ trong bếp.
Bàn sơ chế thường là được làm bằng chất liệu inox được lắp đặt chắc chắn, có thể chịu những lực mạnh như băm, chặt khi sơ chế thực phẩm. Đây cũng là nơi để trưng bày và trang trí các món ăn.
3.5. Hệ thống thông khói, hút mùi
Hệ thống hút mùi
Trong quá trình nấu nướng, mùi của các món ăn cũng như mùi khói sẽ lan ra khắp căn bếp. Để đảm bảo không gian bếp được thoáng khí, sạch sẽ không oi mùi thì hệ thống thông khói hút mùi là vô cùng quan trọng.
Tìm hiểu hệ thống hút mùi tại cửa hàng Trần Gia Phát để được tư vấn mức giá phù hợp nhất
3.6. Bộ dụng cụ làm bếp
Bộ dụng cụ làm bếp là một trong những thứ không thể thiếu đối với bất kì đầu bếp nào. Các loại dụng cụ này gồm:
– Nồi và chảo: Dùng để nấu và chiên thực phẩm. Có nhiều loại nồi và chảo khác nhau, bao gồm nồi casserole, nồi hấp, chảo lớn, chảo chiên, v.v.
– Bát đĩa và nắp đậy: Dùng để chứa thực phẩm đã nấu hoặc để trình bày món ăn. Bát đĩa có nắp đậy giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn.
– Dao và kéo: Sử dụng để cắt thực phẩm thành từng miếng, lát hoặc để mài sắc.
– Đồ đo lường: Gồm các thước đo, cốc đo và cân, giúp bạn đo lường chính xác các thành phần khi nấu ăn.
– Nắp nồi và nắp chảo: Dùng để che phủ nồi và chảo khi nấu để giữ nhiệt và nấu thực phẩm đều.
– Dụng cụ nấu: Bao gồm muỗng, đũa, và cọ để khuấy, trộn và nấu thực phẩm.
3.7. Thiết bị đảm bảo an toàn
Nhà bếp là nơi dễ dàng bắt lửa và xảy ra hiện tượng cháy nổ cùng các tình huống bất ngờ. Vì thế, một nhà hàng chất lượng đạt chuẩn cần phải trang bị cho khu bếp những vật dụng như bình chữa cháy, tủ thuốc mini sơ cứu, găng tay lò nướng, thảm trải sàn, kính bảo hộ, tạp dề, camera an ninh.
3.8. Máy rửa bát công nghiệp

Đây là thiết bị không thể thiếu trong danh sách đồ dùng bếp nhà hàng lớn và khách sạn 5 sao. Việc dùng máy rửa chén và tủ sấy sẽ giúp tối ưu hiệu quả làm việc, giảm chi phí nhân công rửa. Các loại máy rửa chén nhà hàng này thường rất hiện đại, tiết kiệm nước và hóa chất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bát đĩa sau khi rửa sẽ được sấy tiệt trùng để đảm bảo diệt sạch mọi vi khuẩn, giúp bảo vệ sức khỏe của khách hàng.
Xem thêm về báo giá máy rửa chén công nghiệp
4. Lưu ý đối với đồ dùng bếp nhà hàng
Đa phần các dụng cụ bếp nhà hàng thường được làm bằng inox nên việc bảo quản những thiết bị và dụng cụ này cũng cần được lưu ý để đảm bảo tuổi thọ tiêu dùng.
Trong quá trình làm sạch đồ dùng bếp nhà hàng, tuyệt đối không sử dụng các loại bọt biển mày thô và bàn chải thép để làm sạch dụng cụ bếp. Những loại này sẽ làm trầy xước thép và gây ra gỉ sét tất cả đồ dùng bếp nhà hàng và hệ quả là sẽ làm giảm chất lượng món ăn. Đồng thời không nên sử dụng các chất tẩy rửa có hàm lượng axit mạnh sẽ làm phá vỡ các lớp bảo vệ của thiết bị dụng cụ bếp.
Trần Gia Phát tự hào là nhà thầu chuyên nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất, thi công, lắp đặt hệ thống bếp công nghiệp, hệ thống hút khói, quầy bar inox. Đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi được tư vấn miễn phí về giá bếp công nghiệp, hệ thống hút khói hoặc quầy bar cũng như cách sử dụng và phương thức bảo quản đồ dùng bếp nhà hàng.